Bà mẹ tương lai nên ghi nhớ

Bà mẹ tương lai nên
ghi nhớ

Các lời khuyên cần thiết cho các bà mẹ tương lai

  • 1

    Quá trình mang thai nên được các bác sỹ theo dõi. Nên đăng ký khám định kỳ tại các phòng khám sản khoa.

  • 2

    Ghi nhật ký mang thai. Bạn có thể cài đặt một trong nhiều ứng dụng đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai trên điện thoại của mình. Nhật ký sẽ giúp bạn theo dõi các thông số khác nhau về tình trạng của bạn thay đổi như thế nào.

  • 3

    Mặc quần áo và giày dép thoải mái:

    • không thắt chặt vùng bụng của bạn,

    • từ nửa sau của thai kỳ, hỗ trợ vùng bụng bằng đai đeo bụng,

    • sử dụng đồ lót y tế đặc biệt cho phụ nữ mang thai,

    • đi giày đế thấp.

  • 4

    Bạn có thể mua giày lớn hơn 1-2 cỡ: nhiều phụ nữ mang thai thay đổi kích cỡ bàn chân: chúng không chỉ dày hơn mà còn dài hơn một chút.

  • 5

    Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Rất quan trọng!

  • 6

    Tham gia các chương trình thể dục cho bà bầu: thể dục nhịp điệu dưới nước, yoga, v.v.

  • 7

    Nếu bạn muốn đi nghỉ dưỡng, thời điểm lý tưởng là khoảng thời gian 3 tháng thứ hai (nếu mọi thứ ổn định).

  • 8

    Đến tháng thứ 6 tháng, hãy chuẩn bị hành trang để nhập viện.

  • 9

    Từ bỏ thuốc lá và tránh xa những người hút thuốc.

  • 10

    Chồng bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn về những thay đổi trong hành vi của người phụ nữ sắp làm mẹ.

  • 11

    Tham gia các khóa học chuẩn bị sinh con tại các phòng khám thai, bệnh viện phụ sản, trung tâm y tế. Bạn sẽ được cung cấp nhiều điều bổ ích, và bạn sẽ dễ dàng vượt qua những lo lắng và phiền muộn.

  • 12

    Cũng trong khi mang thai, bạn nên cố gắng tìm hiểu thêm về việc cho con bú và phải làm gì nếu không có đủ sữa. Đồng thời, tư vấn về các biện pháp tránh thai cho phụ nữ đang cho con bú.

Các triệu chứng đáng báo động

НĐi khám bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào:

  • Đau bụng dữ dội.

  • Tăng nhiệt độ.

  • Nhức đầu dữ dội, nhìn mờ: nhìn 1 thành 2, sương mù, đốm sáng.

  • Sưng tấy nghiêm trọng, đặc biệt là ở tay và mặt.

  • Chảy máu từ bộ phận sinh dục.

  • Nôn thường xuyên nhiều hơn 2-3 lần một ngày trong 3 tháng đầu tiên.

  • Nôn nhiều ở giai đoạn sau.

  • Bất kỳ chấn thương nào ở vùng bụng.

  • Chảy nước ối.

  • Các cơn co thắt.

  • Những thay đổi cử động động của thai nhi.

  • Nếu trong khoảng thời gian sau 6 tháng thai nhi thực hiện ít hơn 10 cử động trong 12 giờ.

Viết lên giấy họ, tên và số điện thoại của bác sĩ và địa chỉ bệnh viện. Để tờ giấy ghi chép ở một nơi dễ thấy trong nhà (tủ lạnh, bảng ghi chú, v.v.). Đặt “danh thiếp” thứ hai vào ví của bạn và luôn mang theo bên mình. Trong danh bạ điện thoại nên có số điện thoại của bác sỹ và của chồng .

Các xét nghiệm theo tuần

  • Trước 12 tuần:

    xét nghiệm máu tổng quát, xét nghiệm máu sinh hóa, phân tích yếu tố Rh và nhóm máu, xét nghiệm máu chẩn đoán các bệnh: HIV, giang mai, viêm gan B, xét nghiệm đông máu, siêu âm, điện tâm đồ, phân tích nước tiểu tổng quát, phết tế bào nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • 10–13 tuần:

    "Double test" (sàng lọc kép) máu, sinh thiết màng đệm.

  • 11–12 tuần:

    Siêu âm

  • 14–27 tuần:

    xét nghiệm máu tổng quát, sinh hóa máu.

  • 18–20 tuần:

    Siêu âm

  • 16–18 tuần:

    có thể làm"thử nghiệm ba lần" (sàng lọc ba lần) máu.

  • 24–29 tuần:

    Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose).

  • 32–36 tuần:

    Siêu âm, xét nghiệm lại HIV, giang mai, viêm gan.

  • Xét nghiệm nước tiểu tổng quát được thực hiện mỗi lần khi đến bác sĩ sản khoa.

Cân nặng khi mang thai

Các dấu hiệu cảnh báo:

  • Không tăng cân

  • Tăng cân nhanh.

Để theo dõi cân nặng, bạn có thể sử dụng các ứng dụng đặc biệt để ghi chép mỗi tuần một lần.

Để theo dõi cân nặng, bạn có thể sử
                                         dụng các ứng dụng đặc biệt để ghi
                                         chép mỗi tuần một lần.

Khi mang thai trọng lượng cơ thể của người phụ nữ chắc chắn sẽ tăng lên:

  • khối lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên,

  • tử cung, thai nhi và nhau thai phát triển,

  • nở ngực để sản xuất sữa,

  • dự trữ lượng nhỏ chất béo.

Cân nặng thay đổi thế nào trong từng ba tháng?

  • Ba tháng đầu – tăng trong vòng 2 kg.

  • Ba tháng thứ hai - 300 g mỗi tuần.

  • Ba tháng thứ ba - tăng đến 400 g mỗi tuần.

Cân như thế nào là đúng cách?

  • Việc tăng cân xảy ra liên tục, nhưng không nhất thiết phải cân hàng ngày. Chỉ cần cân mỗi tuần một lần là đủ.

  • Nên cân lúc bụng đói và sau khi đi vệ sinh.

Tăng cân trung bình khi mang thai

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) = cân nặng tính bằng kg / (chiều cao tính bằng mét × chiều cao tính bằng mét)

Tuần mang thai 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40
BMI < 19,8 0,5 0,9 1,4 1,6 1,8 2 2,7 3,2 4,5 5,4 6,8 7,7 8,6 9,8 10,2 11,3 12,5 13,6 14,5 15,2
19,8 < BMI < 26,0 0,5 0,7 1 1,2 1,3 1,5 1,9 2,3 3,6 4,8 5,7 6,4 7,7 8,2 9,1 10 10,9 11,8 12,7 13,6
BMI > 26 0,5 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 1,4 2,3 2,9 3,4 3,9 5 5,4 5,9 6,4 7,3 7,9 8,6 9,1

Dinh dưỡng khi mang thai

  • 1

    Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn

    • Chất đạm - 15%.

    • Chất béo - 30%.

    • Tinh bột- 55%

  • 2

    Lượng calo

    • Nửa đầu (trước 5 tháng) - 2200 kcal.

    • Nửa sau (5-9 tháng) - 2550 kcal.

  • 3

    Chế độ ăn được khuyến cáo:

    • Nửa đầu của thai kỳ 4 lần một ngày.

    • Nửa sau của thai kỳ 5-6 lần một ngày.

Bữa ăn cuối cùng nên cách 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

  • 4

    Lượng nước

    • Nhu cầu về lượng nước hàng ngày của một phụ nữ mang thai là khoảng 2–2,5 lít. Trong số này, có thể uống 1-1,2 lít nước (nước, trà, nước hoa quả, canh, súp…).

    • Vào những tuần cuối của thai kỳ, lượng nước giảm xuống còn 700-800 ml mỗi ngày.

Rượu không được khuyến khích trong suốt thai kỳ.

  • 5

    Lượng muối tiêu thụ (mỗi ngày)

    • Ba tháng đầu tiên: 10-12g.

    • 4-7 tháng: 8 g.

    • 8-9 tháng: không quá 5-6 g.

Разрешенные и нежелательные продукты для беременных
Прегнотон Мама

Dành cho phụ nữ trong và sau khi mang thai

Các thành phần đặc biệt quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé chứa trong 1 viên nang.

Khi chọn vitamin tổng hợp và khoáng chất, hãy chú ý đến các thành phần sau:

  • Vitamin B9 (axit folic) Nên chọn L-methylfolate là nó được hấp thụ ngay cả những người không thể chuyển hóa axit folic thông thường.

  • Sắt Lưu ý, chỉ có liposomal sắt không gây tác dụng phụ. Nó được hấp thụ tốt hơn 4,7 lần so với fumarate, vì vậy liều lượng của nó thấp hơn.

  • Iốt Phải có bởi vì nhu cầu iốt ở phụ nữ có thai và cho con bú tăng gấp đôi.

  • Omega-3 Yêu cầu một lượng ít nhất 200 mg để hình thành tủy sống và não, các cơ quan thị giác, hệ thống miễn dịch của trẻ

Đồ ăn nên và không nên cho phụ nữ mang thai

Nên ăn
Không nên ăn:

Gạo lứt, bánh mì nguyên cám.

Планирование ребенка

Sản phẩm bánh làm từ bột mì tinh.

Súp thịt và rau.

Планирование ребенка

Súp, canh đậm đà thịt, gà và cá.

Thịt ít béo luộc chín.

Планирование ребенка

Thịt mỡ, đồ hộp, thịt hun khói, thịt xông khói.

Cá ít béo, luộc chín.

Планирование ребенка

Cá béo, cá được ướp muối và đóng hộp.

Trứng luộc hoặc trứng tráng, 1-2 quả.

Планирование ребенка

Trứng sống và các sản phẩm chứa chúng.

Sữa tiệt trùng, sữa chua, pho mát ít béo.

Планирование ребенка

Phô mai: hun khói, cay, mốc.
Sữa chưa tiệt trùng.

Rau sống hoặc luộc, trái cây tươi.

Планирование ребенка

Trái cây và rau quả màu cam, đỏ và đen, trái cây họ cam quýt.

Dầu thực vật. Ăn vừa phải: bánh kẹo, mứt, đường.

Планирование ребенка

Thịt cừu và mỡ bò, bơ thực vật. Kẹo cao su. Hạn chế sô cô la, kem.

Salad rau tươi trộn dầu thực vật

Планирование ребенка

Gia vị, nước sốt cay và béo, giấm.

Nước trái cây, trà loãng.

Планирование ребенка

Rượu, trà và cà phê đặc, đồ uống có ga. Trà thảo mộc nên cẩn thận.

Tập thể dục khi mang thai và chuẩn bị cho việc sinh nở

Thể dục có hai mục tiêu lớn trong giai đoạn này:

  • 1

    Ngăn ngừa tăng cân vượt mức. 75% phụ nữ giữ thừa cân sau khi sinh con.

  • 2

    Phát triển các cơ cần thiết liên quan đến quá trình sinh nở và giảm các biến chứng khi mang thai (giãn tĩnh mạch, trĩ).

Các quy tắc cơ bản

  • Đừng bỏ tập thể dục cho đến tháng cuối cùng trước khi sinh con. Hãy bắt đầu tập sớm.

  • Tập thể dục nên được thực hiện hàng ngày.

  • Nếu bạn bỏ lỡ một buổi tập do mệt mỏi hoặc bất kỳ lý do nào khác, hãy làm bù các động tác vận động ngay khi tình trạng của bạn cho phép.

  • Nếu bạn đã tham gia vào các môn thể thao đồng đội trước khi mang thai, hoặc luyện tập sức mạnh cường độ cao, luyện sức mạnh tốc độ, bạn nên tạm dừng các hoạt động đó.

  • Lựa chọn các bài tập phù hợp cho phụ nữ mang thai tại các trung tâm, nơi các chuyên gia có trình độ chuyên môn thường xuyên tổ chức các lớp học với phụ nữ mang thai. Họ sẽ không chỉ chọn một bộ bài tập thuận tiện và hữu ích cho bà mẹ tương lai, mà còn hướng dẫn thở đúng cách, điều này cũng rất hữu ích trong quá trình sinh nở.

  • Lên lịch đi bộ hoặc chạy bộ.

  • Nếu suy giãn tĩnh mạch nặng, có thể thay thế chạy bộ bằng bơi lội.

  • Môn thể thao lý tưởng cho phụ nữ đang mang thai là bơi lội. Nếu không có chống chỉ định, hãy tham gia bơi lội.

Các bài tập đặc biệt cho phụ nữ mang thai:

  • Ngồi xổm: kiễng chân lên, dang tay sang hai bên, hít thở. Nửa ngồi xuống, duỗi thẳng tay về phía trước, thở ra.

  • Nằm nghiêng, quay lưng vào tường, tựa mông vào tường, nâng cao hai chân dọc theo tường.

  • Đối với cột sống và tăng cường cơ mông. Vị trí bắt đầu - khuỵu gối, hai tay chống xuống sàn, đầu gối hơi dạng ra. Lưng phải thẳng. Sau khi hít một hơi nhỏ, bạn nên ưỡn lưng như con mèo - cúi đầu xuống và ép chặt mông. Giữ trong 2-3 giây ở vị trí này, sau đó trở lại vị trí bắt đầu.

  • Ở tư thế đứng, dùng hai tay duỗi chiếc khăn, đưa hai tay cùng chiếc khăn ra sau đầu.

  • Căng cơ âm đạo (những cơ căng khi đi tiểu).

plan-baby

Quan hệ tình dục có được phép không?

  • Quan hệ tình dục khi mang thai là bình thường và an toàn.

  • Khi bụng to lên, hãy thử các tư thế khác nhau và tìm những tư thế thoải mái nhất.

Nên kiêng quan hệ tình dục trong những điều kiện sau:

  • Chảy máu âm đạo.

  • Tăng trương lực của tử cung

  • Sa nhau thai.

  • Nguy cơ sẩy thai.

  • Mang thai nhiều lần.

Các bác sĩ không khuyến khích quan hệ tình dục đối với những phụ nữ đã từng sinh non hoặc sẩy thai.

Разрешенные и нежелательные продукты для беременных

Mang gì đến nhà hộ sinh

Chuẩn bị trước một túi đồ dùng trong bệnh viện. Các giấy tờ cần thiết cần được để riêng để có thể mang theo bất cứ lúc nào.

Các giấy tờ

  • Chứng minh thư

  • Sổ khám thai

  • Bảo hiểm y tế

  • Các giấy tờ cần thiết

  • Các kết quả xét nghiệm

Những thứ quan trọng:

  • Điện thoại di động và bộ sạc

  • Uống nước

Đồ dùng cá nhân và các thứ cần thiết

Tham khảo các vận dụng cần thiết trong nhà hộ sinh.

  • Bàn chải đánh răng và kem đánh răng

  • Sữa rửa mặt

  • Kem bôi mặt và tay

  • Dầu gội đầu

  • Lược và kẹp tóc

  • Khăn mặt

  • Khăn giấy ướt không mùi

  • Giấy vệ sinh mềm

  • Tấm lót cho phụ nữ chuyển dạ

  • Bộ quần áo: áo choàng, váy

  • Băng sau sinh

  • Đồ lót

  • Áo ngực cho con bú

  • Miếng lót cho áo ngực

  • Dép có thể rửa nước

  • Bọc ghế nhà vệ sinh dùng một lần

  • Túi đựng những thứ đã qua sử dụng

  • Dụng cụ ăn uống

Những gì cần thiết cho bé

  • Tã dùng một lần cho trẻ sơ sinh

  • Khăn giấy ướt em bé

  • Bộ quần áo cho trẻ sơ sinh: áo lót, mũ, tã giấy

Có cần mang sữa đến bệnh viện?

Không cần phải mang hỗn hợp sữa đến bệnh viện. Nếu cần bổ sung, bệnh viện sẽ cung cấp sữa thay thế sữa mẹ.

Chuẩn bị gì khi xuất viện?

Bạn có thể chuẩn bị trước những thứ này ở nhà nhưng không nên mang theo khi đến bệnh viện mà hãy nhờ gia đình mang theo để xuất viện.

  • Chăn hoặc khăn quấn cho trẻ sơ sinh.

  • Quần áo cho bé khi xuất viện.

  • Quần áo, giày dép cho mẹ theo thời tiết.

  • Mỹ phẩm trang điểm cho mẹ (nếu bạn sử dụng).

Cách cho trẻ ngậm ti trong những ngày đầu tiên

  • Nên bắt đầu cho bé bú sữa mẹ ngay trong 30 phút đầu tiên sau khi sinh, vì sữa non tiết ra là “mũi tiêm chủng đầu tiên” cho trẻ sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng.

  • Cho con bú thường xuyên có thể tăng tiết sữa.

  • Sẽ tốt hơn nếu trẻ bú hết một bên vú cho đến khi hết sữa, sau đó chỉ cho bú bên còn lại. Bằng cách này, bé sẽ nhận được đủ sữa “sau”, có chứa nồng độ chất béo cao.

  • Bé nên được cho ăn theo yêu cầu của mình. Đừng từ chối việc cho bé bú đêm.

  • Vú được trao cho trẻ khi trẻ nằm trên bụng mẹ. Điều cần thiết là miệng của trẻ phải mở và không được nhìn thấy quầng vú của núm vú dưới môi dưới của trẻ. Bạn nên ấn bụng trẻ chặt hơn vào bụng bạn để đầu bé ngửa ra sau và cằm chạm vào ngực.

Làm thế nào để giảm nguy cơ dị ứng cho trẻ?

  • Chế độ ăn ít gây dị ứng bao gồm: các sản phẩm sữa lên men (sữa tiệt trùng, pho mát ít béo và kem chua, kefir), ngũ cốc, thịt nạc, bắp cải, bao gồm súp lơ, bí xanh, bánh mì nguyên cám, gạo lứt.

  • Đảm bảo ăn rau sống hoặc luộc, trái cây tươi và quả mọng. Không nên dùng các loại rau và trái cây có màu cam, đỏ và đen, trái cây họ cam quýt.

  • Thêm omega-3 vào chế độ ăn uống của bạn (ví dụ: có chứa trong sản phẩm Pregnoton Mama), bởi vì omega-3 làm giảm nguy cơ phản ứng dị ứng ở trẻ em.

  • Các bà mẹ đang cho con bú không khuyến khích: thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói, thịt xông khói, cũng như pho mát mốc, cay và hun khói. Một số loài cá, hải sản, nấm, ca cao, lạc, hành, tỏi và một số gia vị.

  • Tránh đồ uống có cồn, soda, trà và cà phê đặc.

  • Giảm tỷ lệ carbohydrate "nhanh" trong chế độ ăn: các sản phẩm bột, gạo, khoai tây, đường.

  • Hạn chế đồ ngọt. Tốt nhất nên tránh hoàn toàn sôcôla, bánh ngọt và đồ ngọt.

  • Không ăn thức ăn gây đầy hơi như các loại đậu, bắp cải, nho, v.v. Chúng cũng có thể gây đầy hơi cho trẻ.

Как снизить риск аллергии у ребенка?

Tủ thuốc cho bé

Ngay khi trở về nhà, em bé có thể cần:

  • Nước o-xy già - hydrogen peroxide (3%),

  • Thuốc xanh (1%),

  • bông gòn vô trùng,

  • tăm bông (để điều trị vết thương ở rốn),

  • thuốc tím hoặc hoa cúc để tắm,

  • nhiệt kế,

  • máy hút (để loại bỏ chất nhầy từ mũi),

  • ống thoát khí,

  • gạc y tế,

  • ống nhỏ giọt và ống tiêm.

Các thuốc cần thiết cho mẹ và bé, theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh?

Khi phần còn lại của dây rốn chưa rụng (mười ngày đến ba tuần sau khi sinh), tốt nhất là lau sạch bằng khăn ẩm để vùng rốn không bị ướt. Sau khi dây rốn rụng, em bé có thể được tắm đầy đủ trong bồn hoặc thau.

  • Đun sôi nước, đổ vào bình và để nguội đến 38 ° C.

  • Chuẩn bị một thau nước. Tắm phải ở trong phòng ấm (ít nhất 22 ° C), không có gió lùa. Trước khi bắt đầu tắm, hãy kiểm tra nước trong bồn tắm bằng nhiệt kế.

  • Đặt một chiếc khăn dưới đáy bồn tắm để giúp bé mềm hơn. 

  • Nếu là lần đầu tiên tắm cho bé thì hãy nhờ người có kinh nghiệm giúp đỡ.

  • Trẻ phải được cởi hết tã, giữ đầu và lưng bằng lòng bàn tay trái, và chân bằng tay phải.

  • Đặt em bé trong nước, giữ đầu và vai của bé ở trên mặt nước.

  • Tiếp tục giữ đầu và lưng, xoa cơ thể bắt đầu từ đầu. Sau đó bạn cần lật ngược trẻ lại và xoa lưng cho trẻ. Giữ khuôn mặt của bé trên mặt nước.

  • Rửa sạch cho trẻ bằng nước đã đun sôi để nguội.

  • Quấn trẻ đã tắm xong vào khăn, bế vào phòng ngủ, lau khô và quấn tã.

  • Lau trẻ sơ sinh bằng các động tác thấm nước. Không nên chà xát da bé vì có thể làm xước lớp da mỏng.

Những điều bạn nên biết về tiêm chủng

Trước khi trẻ chào đời, cha mẹ nên tìm hiểu những loại vắc xin được tiêm cho trẻ và cùng đưa ra quyết định về việc cần thiết phải tiêm phòng.

Giai đoạn sơ sinh

  • Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B (mũi 1) trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc càng sớm càng tốt nếu con bị hoãn chưa tiêm được vắc-xin trong vòng 24 giờ sau sinh.

  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao trong vòng 30 ngày đầu sau sinh.

Tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi:

  • Giai đoạn 1 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) nếu mẹ có mang virus viêm gan B. Nếu mẹ không mang virus viêm gan B thì viêm gan B mũi 2 sẽ tiêm lúc 2 tháng tuổi trong vắc-xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 có thành phần viêm gan B. Giai đoạn 6 tuần đến 2 tháng tuổi: Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1) Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1) lúc trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 1) lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi. Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 (Chương trình tiêm chủng dịch vụ) hoặc sử dụng vắc-xin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và uống thêm vắc-xin phòng bại liệt liều 1.

  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 2) Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2) Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 2). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 2 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 2 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).

  • Giai đoạn 4 tháng tuổi: Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 3 nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ) Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3) Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 4) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 3). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 3 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 3 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).

  • Giai đoạn 5 tháng tuổi: Tiêm 1 liều vắc-xin phòng bại liệt nếu 2-3-4 tháng tuổi sử dụng vắc-xin 5 trong 1 và uống bại liệt của Chương trình tiêm chủng quốc gia tại Phường/ xã.

  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Tiêm vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu B,C: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 6-8 tuần (thường là 2 tháng).

  • Giai đoạn 9 -12 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc vắc-xin phòng sởi - quai bị - rubella (MMR mũi 1). Nếu mũi 1 tiêm lúc 9 – dưới 12 tháng thì tiêm vắc-xin phòng sởi – quai bị - rubella sau mũi sởi hoặc sởi – quai bị - rubella 6 tháng, nhắc lại MMR sau 4 năm. Khi có dịch sởi, vắc-xin phòng sởi MVVAC có thể tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Nếu không được tiêm vắc-xin có thành phần kháng nguyên sởi trước 1 tuổi thì 12 tháng tiêm vắc-xin phòng sởi-quai bị-rubella (MMR mũi 1), sau 6 tháng có thể tiêm tăng cường 1 mũi vắc-xin phòng sởi MVVAC hoặc sởi – rubella (MR) và 4 năm sau nhắc MMR mũi 2. Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev): có thể tiêm từ 9 tháng tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau 1-2 năm. Có thể tiêm cùng ngày tiêm với vắc-xin phòng sởi hoặc sởi – quai bị - rubella hoặc tiêm cách vắc-xin này tối thiểu 1 tháng.

Các quy tắc cơ bản khi tiêm chủng:

  • Có thể tiêm vắc xin nếu bé và tất cả các thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh.

  • Không nên dùng thức ăn bổ sung mới cho trẻ trong giai đoạn tiêm chủng.

  • Không tiêm phòng cho trẻ khi trẻ mọc răng. Tốt hơn là bạn nên hoãn việc tiêm phòng vào một ngày sau đó, khi chiếc răng đã mọc.

  • Nếu trẻ bị dị ứng, bạn nên cho trẻ uống thuốc kháng histamine vài ngày trước khi tiêm.

  • Không tắm cho trẻ vào ngày tiêm chủng.

  • Nếu em bé mới bị ốm, nên đợi khoảng một tháng sau mới tiêm chủng.

  • Sau khi tiêm phòng, ngồi tại phòng tiêm chủng nửa giờ. Không vội vàng rời khỏi nơi tiêm. Nếu em bé có phản ứng với vắc-xin, nhân viên điều dưỡng có thể giúp đỡ ngay lập tức.

  • Tránh nơi đông người vài ngày sau khi tiêm chủng.

  • Đừng quên đo nhiệt độ của trẻ vào ngày tiêm chủng.

Vệ sinh đối với mẹ

  • Sử dụng đồ lót dành riêng cho phụ nữ đang cho con bú.

  • Có thể và nên tắm vòi hoa sen hàng ngày. Bạn có thể sử dụng xà phòng, gel, chất khử mùi không có mùi mạnh.

  • Bạn không nên rửa núm vú của mình trước mỗi lần cho bú, đặc biệt là bằng xà phòng nếu bạn tắm hàng ngày.

  • Nên để lại một ít sữa trên núm vú sau khi bú. Nó chứa các chất kháng khuẩn, và do đó là sản phẩm vệ sinh đáng tin cậy nhất.